Khi nào sưng hạch bạch huyết có nghĩa là ung thư?

Khi bị sưng hạch bạch huyết, nhiều người thường suy nghĩ bản thân có thể đã mắc ung thư. Tuy nhiên, sưng hạch bạch huyết nhiều khả năng là do nhiễm trùng hoặc một bệnh khác ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Vậy khi nào sưng hạch bạch huyết có nghĩa là ung thư?

Thông thường, các hạch bạch huyết bị sưng sẽ gần với cơ quan đang gặp vấn đề. Ví dụ, khi bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, các hạch bạch huyết ở cổ có thể bị sưng lên. Phụ nữ bị ung thư vú thường bị sưng hạch bạch huyết ở nách. Khi nhiều hạch bạch huyết bị sưng cùng lúc, nghĩa là vấn đề đã xuất hiện ở khắp cơ thể. Chẳng hạn như bệnh thủy đậu, HIV hoặc bệnh bạch cầu, ung thư hạch.

Khi nào sưng hạch bạch huyết cần đi khám bác sĩ?

Nếu bạn bị cảm lạnh, đau nhức răng hoặc có vết thương hở không lành, hạch bạch huyết cũng sẽ bị sưng và tự khỏi sau một thời gian. Trong trường hợp bạn không thể giải thích vì sao mình bị sưng hạch, tốt là nên đến bác sĩ để kiểm tra.

Dấu hiệu cho thấy các hạch bạch huyết đã trở nên bất thường bao gồm:

  • Có kích thước từ 1,3 cm trở lên;
  • Sờ thấy cứng hoặc giống như cao su;
  • Di chuyển được;
  • Phần da bên ngoài bị đỏ, kích ứng và ấm nóng;
  • Sưng không biến mất sau vài tuần.

Bạn cũng nên đến gặp bác sĩ nếu có các triệu chứng khác kèm theo như:

  • Khó thở hoặc khó nuốt;
  • Đổ mồ hôi đêm;
  • Sốt liên tục;
  • Sút cân mà không rõ lý do;
  • Mệt mỏi.

Khi nào sưng hạch bạch huyết có nguy cơ ung thư?

Ở người trên 40 tuổi, nếu các hạch bị sưng nằm gần xương đòn hoặc phần dưới cổ thì nhiều khả năng là dấu hiệu của ung thư. Hạch bị sưng nằm bên phải liên quan đến phổi và thực quản, bên trái báo hiệu vấn đề ở các cơ quan trong bụng. Đau hạch bạch huyết ở nách nhưng không kèm theo phát ban hoặc vết loét trên cánh tay cũng là dấu hiệu nghi ngờ ung thư.

Một số xét nghiệm chẩn đoán sưng hạch bạch huyết

  • Chẩn đoán hình ảnh

Nếu bác sĩ cho rằng tình trạng sưng đau hạch bạch huyết của bạn có thể là do ung thư, bạn sẽ được làm các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh để xác nhận. Tùy vào vị trí của khối u, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang ngực, siêu âm, chụp CT hoặc MRI. Máy quét chụp cắt lớp phát xạ positron (FDG-PET) cũng có khả năng tìm ra ung thư hạch và các bệnh ung thư khác.

  • Công thức máu hoàn chỉnh (CBC)

Khi chỉ bị sưng một vài nút hạch, bạn thường được chỉ định làm công thức máu hoàn chỉnh (CBC). Xét nghiệm này cho biết tình hình sức khỏe chung, cũng như những thông tin chi tiết hơn về các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng. Tùy thuộc vào các triệu chứng khác và tiền sử y tế của bạn, bác sĩ cũng có thể đề nghị làm thêm xét nghiệm máu hoặc chụp X-quang bổ sung.

  • Sinh thiết hạch bạch huyết

Nếu tất cả xét nghiệm trên không giúp tìm ra được nguyên nhân gây sưng hạch bạch huyết, đồng thời các hạch không lành sau 3 – 4 tuần, bác sĩ có thể làm sinh thiết. Đây là thủ thuật lấy một mẫu mô hoặc toàn bộ nút hạch bằng kim chuyên dụng. Mẫu hạch sinh thiết sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để chuyên gia kiểm tra dưới kính hiển vi, phát hiện các tế bào ung thư nếu có. Vì sưng thường tự biến mất hoặc một nguyên nhân khác sẽ bộc lộ sau một thời gian, bác sĩ thường trì hoãn và không chỉ định sinh thiết nếu chưa thật sự cần thiết.

  • Các xét nghiệm khác

Khi bạn bị sưng hạch bạch huyết khắp cơ thể, bác sĩ sẽ yêu cầu làm công thức máu toàn phần, chụp X-quang ngực và xét nghiệm HIV. Nếu vẫn không phát hiện bất thường, bạn có thể phải làm thêm các xét nghiệm khác, như tìm bệnh lao hoặc giang mai, xét nghiệm kháng thể kháng nhân (kiểm tra hệ miễn dịch) hoặc xét nghiệm dị hợp tử (đối với virus Epstein-Barr). Cuối cùng là sinh thiết của nút hạch có vẻ bất thường nhất.

Theo dõi tình trạng của các hạch bạch huyết có ý nghĩa quan trọng khi chẩn đoán bệnh. Các hạch bị nóng hoặc sưng lên có thể là dấu hiệu của những vấn đề khác nhau, từ nhẹ như viêm họng đến nguy hiểm như ung thư. Đối với người bệnh ung thư, mức độ và vị trí sưng đau hạch bạch huyết có thể được dùng để xác định giai đoạn bệnh.

Duy trì một lối sống khoa học và chế độ ăn uống lành mạnh, ngoài những thực phẩm từ bữa ăn mỗi ngày nên bổ sung sản phẩm chức năng cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể. Điển hình như sản phẩm có thành phần fucoidan – được chiết xuất từ loại tảo nâu có nguồn gôc ở Nhật Bản có khả năng kháng viêm và tiêu diệt tế bào ung thư.

Bằng cách bổ sung Fucoidan vào chế độ ăn uống của bạn, bạn có thể giúp cải thiện sức khỏe của mình và đánh bại bệnh tật. Hãy thảo luận với bác sĩ của bạn để biết thêm thông tin và có được lời khuyên chính xác nhất về cách sử dụng Fucoidan trong điều trị ung thư của bạn.Bên cạnh đó mọi người có thể tham khảo thêm những sản phẩm Fucoidan khác để lựa chọn đúng loại phù hợp với mục đích sử dụng, tình hình sức khỏe và điều kiện kinh tế hiện tại

Những sản phẩm hỗ trợ điều trị ung thư

Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư

Thực Dưỡng Fucoidan B.A

590,000
680,000
-5%
Original price was: 6,500,000₫.Current price is: 6,200,000₫.
-2%
Original price was: 15,900,000₫.Current price is: 15,600,000₫.

Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Gan

Cao Xạ Đen Quảng Trị

179,000
-16%
Original price was: 5,850,000₫.Current price is: 4,900,000₫.

Fucoidan

Fucoidan Z150

3,400,000
-11%
Original price was: 3,950,000₫.Current price is: 3,500,000₫.
-11%
Original price was: 2,900,000₫.Current price is: 2,590,000₫.
-9%

Hỗ Trợ Điều Trị Ung Thư

Viên Uống Quality Of Life Kinoko AHCC 750mg

Original price was: 2,200,000₫.Current price is: 2,000,000₫.
-5%
Original price was: 6,500,000₫.Current price is: 6,200,000₫.

Hỗ Trợ Điều Trị Bệnh Gan

Nấm linh chi đỏ Nichiei Bussan Nourishing Reishi

2,800,000
-5%
Original price was: 2,000,000₫.Current price is: 1,900,000₫.
6,500,000
-4%
Original price was: 24,500,000₫.Current price is: 23,500,000₫.
-19%
Original price was: 1,850,000₫.Current price is: 1,500,000₫.
-10%
Original price was: 5,900,000₫.Current price is: 5,300,000₫.

Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc (028) 3968 3680 để được tư vấn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *