Tác dụng phụ của các phương pháp điều trị ung thư

Chính bản thân ung thư cộng với những tác dụng phụ không mong muốn đều ảnh hưởng xấu đến dinh dưỡng cũng như sức khỏe của bệnh nhân.

>> Ung thư và cách điều trị

Nhiều người bệnh ung thư bị sụt cân vào một thời điểm nào đó trong quá trình bệnh. Sự sụt cân ngoài mong muốn này có thể là dấu hiệu đầu tiên khiến họ đi khám bác sĩ. Sụt cân có thể phát triển khi bệnh đang tiến triển và khi đang điều trị. Các yếu tố sau đây có thể khiến bệnh nhân bị sụt cân:

Các tác động của vị trí khối u

Các khối u chẹn bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa đều có thể gây sụt cân do ngăn trở việc ăn uống, tiêu hóa hay hấp thụ thức ăn.

ung-thu-2311

Một khối u ở họng có thể gây đau đớn hay khó khăn khi ăn và nuốt. Các khối u thuộc phần trên hoặc phần dưới của hệ tiêu hóa (thực quản, ruột non, đại tràng) có thể cản trở đường đi của thức ăn và gây trở ngại cho sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Tác dụng phụ của việc điều trị

Các phương pháp chữa bệnh ung thư chính – phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị – đều có các tác dụng phụ có thể gây nên sụt cân.

Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể gây sụt cân theo nhiều cách. Trước hết, phẫu thuật là một chấn thương làm tăng nhu cầu năng lượng của cơ thể để làm lành vết thương và phục hồi sức khỏe. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị sụt cân vì không thể ăn đầy đủ do đau, buồn nôn hay do các quy định hạn chế thức ăn.

Hậu quả của phẫu thuật trên tình trạng dinh dưỡng cũng tùy thuộc vào vị trí và độ lớn của phẫu thuật. Chẳng hạn như, phẫu thuật bất kỳ phần nào thuộc đường tiêu hóa đều có thể khiến bệnh nhân có nguy cơ thiếu hụt dinh dưỡng vì nó có thể cản trở việc tiếp nhận, tiêu hóa và/hay hấp thu thức ăn.

Thủ thuật cắt bỏ khối u ở đầu cổ. Thủ thuật cắt bỏ các khối u ở vùng đầu, lưỡi, họng và cổ có thể cản trở việc ăn uống đến mức độ bệnh nhân cần phải được cho ăn qua ống thông.

Phẫu thuật tuyến tụy.  Phẫu thuật tuyến tụy có thể gây ra chứng kém hấp thu chất béo và bất dung nạp glucose do tuyến tụy là cơ quan sản xuất các men tiêu hóa và insulin cần thiết để tiêu hóa và sử dụng các dưỡng chất này. Sự kém hấp thu chất béo và bất dung nạp glucose gây ra các vấn đề về hấp thu và sử dụng dưỡng chất.

Phẫu thuật ruột. Phẫu thuật rộng có thể gây ra hội chứng ruột ngắn, làm giảm trầm trọng bề mặt hấp thu dưỡng chất của đường tiêu hóa. Hội chứng ruột ngắn có thể gây ra sự kém hấp thu nặng đối với chất béo và các vitamin hòa tan trong chất béo.

Xạ trị

Xạ trị gây thương tổn các tế bào ung thư và một số tế bào bình thường. Đặc biệt các tế bào của đường tiêu hóa rất dễ bị tổn thương bởi vì chúng tăng sinh nhanh nên dễ bị tổn thương hơn. Phạm vi của tác dụng phụ từ xạ trị tùy thuộc vào loại, liều lượng cùng với khoảng thời gian xạ trị và vào vị trí và kích thước của khối u.

Tia xạ vào đầu và cổ có thể:

  • làm biến đổi các cảm giác về mùi vị, giảm cảm giác ngon miệng
  • làm tổn hại các tuyến nước bọt, gây khô miệng và khó nuốt
  • làm viêm mô họng và thực quản, gây đau khi nhai và nuốt

Tia xạ vào vùng thân, bụng hay chậu có thể làm tổn hại đường tiêu hóa, gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy và kém hấp thụ.

Hóa trị

Hóa trị có thể gây các tác dụng phụ trên khắp cơ thể mà một số có thể đưa đến sụt cân do cản trở cảm giác ngon miệng, việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Độ nặng và thời gian của các tác dụng phụ tùy thuộc vào thuốc hóa trị được sử dụng, liều lượng và đường dùng. Giống như xạ trị, hóa trị cũng ảnh hưởng đến các tế bào đang phân bào nhanh bao gồm các tế bào ở đường tiêu hóa và nang tóc. Các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa của hóa trị có thể gây ra các vấn đề làm giảm cảm giác ngon miệng hay cản trở việc ăn uống và đưa đến sụt cân bao gồm:

  • Buồn nôn, nôn và tiêu chảy. Một số bệnh nhân mắc chứng sợ ăn do hệ quả của buồn nôn nặng trong quá trình điều trị.
  • Chứng khô miệng và viêm niêm mạc có thể xảy ra và kéo dài dọc đường tiêu hóa từ miệng đến trực tràng.
  • Các thay đổi cảm giác về mùi vị có thể làm cho bệnh nhân mắc chứng không chịu được các vị đắng, ngọt và tanh.

Các vấn đề tâm lý liên quan đến ung thư và việc điều trị

Bệnh nhân thường phản ứng với một chẩn đoán ung thư bằng cảm giác sợ hãi, lo âu và suy sụp tinh thần. Bệnh nhân có thể sợ chết, sợ xấu và sợ bị lệ thuộc người khác trong sinh hoạt, cũng như khả năng bị đau đớn và khó chịu từ việc điều trị bệnh. Các cảm xúc mạnh mẽ này có thể làm giảm cảm giác ngon miệng, giảm tiếp nhận thức ăn và bị sụt cân. Bởi vì chính sụt cân là một sự nhắc nhở đến căn bệnh, nó cũng góp phần gây các cảm giác sợ hãi, lo âu và trầm cảm.

dinh-duong-cho-benh-nhan-ung-thu-2311

Những thay đổi chuyển hóa gây ra bởi ung thư

Sụt cân gây ra do vị trí của khối u, do việc điều trị hay do những vấn đề tâm lý thường có thể được đảo ngược một khi vấn đề cụ thể đó được giải quyết. Chẳng hạn như, những người bị buồn nôn do hóa trị liệu có thể tăng cân trở lại nếu buồn nôn được điều trị, khiến họ tăng được lượng ăn vào. Bệnh nhân cũng có thể phục hồi được cảm giác ngon miệng và cân nặng nếu các vấn đề tâm lý như trầm cảm được xử trí. Trái lại, sụt cân do những thay đổi chuyển hóa gây ra bởi bệnh ung thư thì không dễ gì xử trí được. Sụt cân do thay đổi chuyển hóa gây ra bởi ung thư được gọi là chứng suy mòn do ung thư. Chứng suy mòn hay cachexia xuất phát từ tiếng Hy Lạp kakos, có nghĩa là xấu, và hexis, có nghĩa là tình trạng.

Một giải thích đơn giản cho hội chứng suy mòn do ung thư là, do những thay đổi chuyển hóa, cơ thể đốt cháy calori nhanh hơn mức calori được thay thế. Những thay đổi chuyển hóa này gây ra bởi các yếu tố trung gian viêm và các yếu tố gây phân giải protein được sản sinh ra do hậu quả của ung thư. Chính vì sụt cân do ung thư là từ các thay đổi cơ bản trong quá trình chuyển hóa, nên nó không thể được đảo ngược đơn thuần bằng cách tăng cung cấp năng lượng.

Sụt cân xảy ra sớm trong quá trình bệnh vì nó được khởi phát bởi chính khối u. Thực ra, sự sụt cân không giải thích được thường là dấu hiệu đầu tiên khiến các bệnh nhân đi khám bác sĩ. Tình trạng dinh dưỡng kém ngăn trở bệnh nhân dung nạp được điều trị ung thư, gia tăng các biến chứng và giảm tỉ lệ sống còn. Ngoài các tác dụng tiêu cực của nó trên các kết quả lâm sàng, tình trạng dinh dưỡng kém còn ảnh hưởng đến chất lượng sống. Các bệnh nhân dinh dưỡng kém và sụt cân bị giảm khả năng thực hiện các hoạt động tự chăm sóc và vui sống với bạn bè và gia đình cũng như mất đi sự độc lập.

Vì các hậu quả tiêu cực của suy mòn do ung thư, ngày càng có nhiều bác sĩ lâm sàng kêu gọi chẩn đoán và can thiệp sớm vấn đề này.

Mách nhỏ bạn đọc:

Để tránh những suy kiệt về sức khỏe của người bệnh trong thời gian điều trị ung thư, chế độ dinh dưỡng là một trong những vấn đề cần quan tâm hàng đầu.

Trong thời gian trước trong và sau khi điều trị ung thư, bệnh nhân thường bị tác động nhiều bởi tâm lý mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, buồn nôn dẫn đến việc thay đổi khẩu vị và gây chán ăn. Vì vậy, việc bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân là điều không hề đơn giản. Để giúp bệnh nhân ung thư bổ sung các dinh dưỡng hợp lý, tăng cường sức khỏe cho người bệnh trong thời gian điều trị hóa chất và xạ trị, người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày một loại thực phẩm từ tự nhiên là Tảo Mặt trời Spirulina.

tảo mặt trời

Hơn nữa, các nhà khoa học đã khám phá ra rằng, những vi chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch là Beta-caroten, Phycocyanin và Polysaccharid đều có trong Tảo Mặt trời Spirulina với hàm lượng rất cao. Các chất này giúp tăng bạch cầu trong máu, tiêu diệt các gốc tự do ( là nguyên nhân chính tạo thành khối u ) làm tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Bênh cạnh đó một sản phẩm nửa mà bệnh nhân ung thư nên dùng là Fucoidan. Fucoidan là một chất siêu nhờn có trong Mozuku, Wakname Mekabu, và nhiều loại rong biển khác, và chúng là loại chuỗi phân tử xơ thực phẩm. Nói theo hóa học thì Fucoidan là chuỗi phân tử polysaccharides, thuộc nhóm đường, và dồi dào sulfate fucose. Mozuku, nguồn cung cấp Fucoidan dồi dào, chữa hợp chất trị bệnh tự nhiên nhiều hơn Kombu. Fucoidan được biết đến như một dược liệu giúp chữa trị ung thư hiệu quả.

best fucoidan

Fucoidan đẩy mạnh hiện tượng apoptosis lên tế bào ung thư. Tiếp đó nó kích hoạt Natural Killers Cells (tế bào tiêu diệt tự nhiên), tế bào đóng vai trò trung tâm của hệ miễn dịch trong cơ thể. Bên cạnh đó, Fucoidan cũng kích hoạt Macrophages (đại thực bào) và Killer T-cells (tế bào T tiêu diệt) đều là những tế bào miễn dịch có khả năng tấn công loại bỏ các tế bào ung thư.

Hơn nữa, Fucoidan còn ngăn chặn sự hình thành mạch máu mới cung cấp dinh dưỡng nuôi sống tế bào ung thư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *