Chế độ ăn uống luôn là vấn đề người bệnh đái tháo đường quan tâm nhất. Vậy người bệnh đái tháo đường nên ăn bao nhiêu bữa trong ngày và có cần phải chia nhỏ bữa ăn không?
1. Khi mắc bệnh đái tháo đường nên ăn uống thế nào?
Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa insulin khiến glucose trong máu tăng cao. Nếu đường máu tăng cao kéo dài không được kiểm soát cùng một số yếu tố nguy cơ khác sẽ dẫn đến xuất hiện biến chứng ở nhiều cơ quan trong cơ thể.
Khi mắc bệnh đái tháo đường, đường huyết thường tăng cao sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Để tránh làm cho lượng đường trong máu tăng cao, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống phù hợp tùy theo tình trạng bệnh.
Khi kiểm soát lượng đường trong máu, điều quan trọng là phải kiểm soát lượng carbohydrate ăn vào, vì carbohydrate ảnh hưởng trực tiếp đến lượng đường trong máu.
Tuy nhiên chế độ ăn của mỗi người đều nên được cân bằng giữa các nhóm chất: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Theo khuyến cáo, bữa ăn của người bị đái tháo đường chỉ cần bớt khoảng 1/3 lượng tinh bột và tăng khoảng 1/4 lượng đạm so với bữa ăn của người bình thường.
2. Người bệnh đái tháo đường có cần chia nhỏ bữa ăn không?
Theo ThS.BS Nguyễn Thu Yên, chuyên gia Nội tiết – Đái tháo đường, người bệnh đái tháo đường thường được khuyên nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Và do tâm lý sợ ăn lượng lớn vào mỗi bữa sẽ làm đường huyết tăng cao nên một số người chọn cách chia nhỏ thành quá nhiều bữa trong ngày.
Nhưng trên thực tế, không phải tất cả người bệnh đái tháo đường đều nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Người ta đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng:
So với kiểu ăn nhiều bữa, kiểu ăn 3 bữa chính giúp:
- Kiểm soát tốt đường huyết hơn
- Giảm liều thuốc viên, Insulin
- Giảm cân, giảm cảm giác đói – thèm ăn
- Điều chỉnh rối loạn đồng hồ sinh học cơ thể
Vậy những ai cần ăn nhiều bữa nhỏ?
Chế độ ăn nhiều bữa nhỏ hoặc 3 bữa chính + 1-2 bữa phụ sẽ phù hợp cho một số đối tượng đặc biệt như:
- Ăn một bữa không đủ năng lượng yêu cầu
- Đang suy dinh dưỡng cần bổ sung năng lượng
- Có thai cần tăng cân
- Nguy cơ hạ đường huyết về đêm hoặc khi luyện tập thể lực nặng, kéo dài
3. Nên chọn thực phẩm nào cho bữa phụ?
Theo khuyến cáo, một bữa ăn phụ nên bao gồm 15-30g carbohydrate. Người bệnh nên chọn một trong số các thực phẩm cụ thể chứa khoảng 20g carbohydrate như sau:
Nhóm tinh bột
- Cơm 55g (1/2 lưng bát con)
- Bánh phở 60g (1/2 bát con)
- Bún 80g (1/2 bát con)
- Miến đã nấu chín 71g (1/2 bát con)
- Bánh mì 38g (1/2 cái trung bình)
- Ngô nếp luộc 122g (1 bắp nhỏ)
- Khoai sọ 90g (1 củ trung bình)
- Khoai lang 84g (1 củ nhỏ)
Nhóm trái cây chứa 15g carbohydrate
- Dưa hấu: 1 miếng tam giác
- Ổi: 1 quả nhỏ
- Na: 1 quả trung bình
- Quýt: 1 quả trung bình
- Chuối tiêu: 1 quả trung bình
- Bưởi: 3 múi trung bình
- Nho ngọt: 10 quả
- Xoài chín: 1 má
- Đu đủ chín: ¼ quả nhỏ
- Thanh long: ¼ quả nhỏ
Sữa và các chế phẩm từ sữa
- 1 hộp sữa không đường 180ml chứa 7g carbohydrate
- 1 hộp sữa chua không đường chứa 5g carbohydrate
- 1 hộp sữa dành cho người đái tháo đường chứa khoảng 24-30gr carbohydrate
Các loại hạt
Các loại hạt như: hạnh nhân, mắc ca, óc chó, hạt dẻ cười, hạt lạc, hạt điều, hạt bí, hạt dưa, hạt hướng dương… lượng khoảng 1 nắm tay nhỏ chứa 15g carbohydrate
Ngoài ra bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý đặc biệt từ những loại thực phẩm và những loại thảo dược thiên nhiên các tác dụng cải thiện sức khỏe tăng cường đề kháng, miễn dịch cho cơ thể
Những sản phẩm hỗ trợ đường huyết
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc (028) 3968 3680 để được tư vấn