Nghiên cứu và ứng dụng Fucoidan ở Việt Nam

Từ năm 2003, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu fucoidan. Đến nay, nhiều công trình nghiên cứu của Việt Nam về fucoidan đã được công bố  trên các tạp chí khoa học cũng như các hội nghị khoa học uy tín trên thế giới.

>> Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Từ những nghiên cứu mở đường, cần có nghiên cứu lâm sàng để xác định fucoidan Việt Nam có khả năng thành thuốc chữa bệnh hay không. Từ nhu cầu hoàn chỉnh thêm những nghiên cứu về fucoidan nhằm khai thác nguồn tài nguyên rong nâu dồi dào của Việt Nam nói chung, Khánh Hòa nói riêng, để tạo ra những chế phẩm phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Tiến sĩ Nguyễn Duy Nhứt và các cộng sự đã đề xuất thực hiện đề tài: Nghiên cứu sản xuất fucoidan khối lượng phân tử thấp và ứng dụng trong hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa lipit máu. Đây là lần đầu tiên có đề tài nghiên cứu khoa học gộp chung cả nghiên cứu quy trình sản xuất và thực hiện thử nghiệm lâm sàng ở Việt Nam.

Kết quả, nhóm thực hiện đề tài đã sàng lọc được 3 loài rong nâu chứa fucoidan có khả năng ổn định lipit máu gồm: S.meclurei, S.oligocystum, S.polycystum. Đồng thời, xây dựng được quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất fucoidan khối lượng phân tử thấp từ rong nâu.

rong-nau-0611

Hiện nay nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho thấy, fucoidan có tiềm năng ứng dụng rất lớn trong phòng và chữa trị các chứng bệnh nan y cũng như trong các ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm. Fucoidan trong rong nâu chiếm hàm lượng rất lớn, từ 4 – 8% trọng lượng khô. Việt Nam là một trong ba nước có nguồn rong nâu phân bố đa dạng và hoạt tính mạnh nhất thế giới. Khánh Hòa là một trong ít tỉnh có lượng rong nâu nhiều của Việt Nam. Đây là nguồn tài nguyên dồi dào cho các nghiên cứu về fucoidan phục vụ nhu cầu của con người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *