Khám phá phương pháp ghép tế bào gốc trị ung thư

Ghép tế bào gốc là một trong những liệu pháp “thần kỳ” với những bệnh nhân ung thư máu và nhiều loại ung thư khác. Nhưng thực sự, ghép tế bào gốc là gì, thời gian phục hồi sau ghép và bạn sẽ phải chung sống với nó ra sao thì không hẳn ai cũng biết. 

Ghép tế bào gốc là gì?

Ghép tủy xương và ghép tế bào máu ngoại vi là phương pháp điều trị những bệnh ung thư máu như bệnh bạch cầu, đa u tủy và u lympho không Hodgkin. Chúng giúp khôi phục khả năng tạo ra các tế bào máu của cơ thể sau xạ trị hoặc hóa trị liều cao.Theo thống kê,  mỗi năm có khoảng 50.000 ca ghép tế bào gốc mới được thực hiện ở Mỹ.

tim-hieu-ve-ghep-te-bao-goc-dieu-tri-ung-thu-mau-1

Tại sao cần ghép tế bào gốc?

Xạ trị hoặc hóa trị liều cao được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư máu nhưng đồng thời cũng giết chết tủy xương khỏe mạnh. Phương pháp ghép tế bào gốc sẽ giúp khôi phục khả năng sản sinh tế bào máu của tủy xương. Trong một số trường hợp, điều trị tiếp theo bằng cách thay thế tế bào gốc có thể chữa khởi bệnh ung thư.

Tế bào gốc lấy từ đâu?

Tế bào gốc có thể lấy từ nhiều bộ phận. Ghép tủy thay thế tủy xương bị bệnh bằng tủy xương miễn phí. Ghép tế bào gốc ngoại vi sử dụng tế bào gốc thu thập từ máu. Việc ghép bao gồm ghép tế bào của chính bệnh nhân (ghép tự thân) hoặc tế bào từ người cho (ghép khác loại).

tim-hieu-ve-ghep-te-bao-goc-dieu-tri-ung-thu-mau-4

Ngoài ra, tế bào gốc có thể lấy từ máu cuống rốn sơ sinh. Một số gia đình đã gửi máu cuống rốn vào ngân hàng máu để sử dụng trong tương lai cho đứa trẻ đó hoặc anh chị em ruột của trẻ. Các gia đình cũng có thể hiến máu cuống rốn để sử dụng cho cộng đồng. Máu cuống rốn hiến tặng sẽ trở thành một lựa chọn tốt cho những bệnh nhân không thể tìm thấy mẫu phù hợp trong gia đình của mình.

Tìm sự phù hợp

Một số bệnh nhân có thể sử dụng tế bào gốc của chính mình nhưng một số khác lại phải phụ thuộc vào nguồn hiến tặng. Tìm sự phù hợp là rất quan trọng bởi trong một số trường hợp có thể xảy ra vấn đề các tế bào mới tấn công các tế bào của bệnh nhân hoặc hệ miễn dịch của bệnh nhân tấn công các tế bào ghép.

Ghép tế bào gốc thường là “Phương án B”

Điều trị ung thư máu thường bắt đầu bằng hóa trị đơn thuần hoặc kết hợp với thuốc và phương pháp điều trị khác. Ghép tế bào gốc có chi phí khá cao và thường chỉ được khuyến nghị khi hóa trị thất bại. Tuy nhiên, tại một số trung tâm ung thư họ đang thử ghép tế bào gốc như một lựa chọn điều trị đầu tiên.

tim-hieu-ve-ghep-te-bao-goc-dieu-tri-ung-thu-mau-3

Thu thập tế bào gốc

Để lấy tủy xương cần phải gây tê người cho tủy rồi dùng kim mạnh để lấy tủy từ xương chậu. Thao tác này mất 1-2 giờ trong phòng mổ. Vài ngày trước khi hiến tế bào gốc máu ngoại vi, người cho sẽ được tiêm loại thuốc đặc biệt để tăng tế bào gốc trong máu.

Ghép “mini” là một lựa chọn

Có một lựa chọn mới hơn cho những cao tuổi không chịu đựng được việc ghép tế bào gốc truyền thống đó là ghép tế bào gốc “mini”, còn gọi là điều hòa cường độ thấp. Phương pháp này có thể giết chết một số tế bào ung thư. Tuy nhiên, nó sẽ kiềm chế hệ miễn dịch đủ để cho các tế bào gốc hiến tặng phát huy vai trò. Phương pháp này có thể giúp bệnh nhân xạ trị và hóa trị ít hơn nhưng không đem lại hiệu quả cao trong việc ngăn chặn ung thư.

tim-hieu-ve-ghep-te-bao-goc-dieu-tri-ung-thu-mau-2

Chuẩn bị phức tạp, thực hiện đơn giản

Công tác chuẩn bị sẵn sàng cho ghép tế bào gốc có thể rất khó khăn – với nhiều xét nghiệm, tìm người cho phù hợp, hóa trị và xạ trị bền bỉ trước ghép. Nhưng thực hiện ghép tế bào gốc lại rất đơn giản. Các bác sĩ sẽ tiêm các tế bào vào máu thông qua một đường truyền tĩnh mạch trong khi bệnh nhân tỉnh. Thao tác này mất từ ​​1 – 5 giờ.

Chờ tế bào gốc sản sinh

Sau khi ghép, bệnh nhân phải nằm viện từ 2 – 6 tuần để chờ các tế bào gốc mới sản sinh ra các tế bào máu. Trong thời gian này, số lượng tế bào máu sẽ giảm thấp. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và có thể được dùng thuốc chống vi khuẩn, chống nấm và thuốc kháng vi-rút để phòng ngừa nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng.

tim-hieu-ve-ghep-te-bao-goc-dieu-tri-ung-thu-mau-5

Phục hồi sau ghép tế bào gốc

Sau khi ra viện, bệnh nhân phải tái khám hàng ngày hoặc hàng tuần. Họ có thể phải làm nhiều xét nghiệm như xét nghiệm máu, chụp X-quang ngực và xét nghiệm tủy xương. Trong giai đoạn phục hồi chức năng, bệnh nhân phải thường xuyên truyền máu và dùng kháng sinh, đi khám định kỳ trong khoảng một năm, cho đến khi hệ miễn dịch hoạt động tốt.

Người hiến cũng cần thời gian hồi phục

Hiến tủy xương là một thủ thuật lớn. Người cho thường bị đau nhức vùng hông trong một vài ngày và phải mất từ ​​4 – 6 tuần để cơ thể thay thế các tế bào tủy đã cho. Trong một số ít trường hợp, người cho tủy có thể bị nhiễm trùng nặng hoặc gặp các biến chứng gây mê. Người cho tế bào gốc ngoại vi có thể gặp tình trạng huyết khối, các phản ứng phụ từ các thuốc được sử dụng để tăng số lượng tế bào gốc ngoại vi.

tim-hieu-ve-ghep-te-bao-goc-dieu-tri-ung-thu-mau-6

Chăm sóc theo dõi trong nhiều năm

Ghép tế bào gốc có thể giúp bệnh nhân sống sót ở thời điểm hiện tại nhưng họ sẽ phải đối mặt với những thách thức trong nhiều năm sau. Các vấn đề thường liên quan đến quy trình trước ghép hoặc các loại thuốc được sử dụng trong quá trình ghép có thể gây ra các tổn thương cơ quan, thay đổi hoóc môn, vô sinh, tác động thần kinh và các bệnh ung thư khác.

cay-bim-bip-kho-3108
Cây bìm bịp khô

Giá: 180.000đ/kg

Mua 5kg TẶNG 1KG

Gọi ngay 0925.500.600 hoặc (028) 3968 3680 để có thêm thông tin hoặc đặt mua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *