Mời các mẹ bầu cùng tiếp tục tham khảo những kiến thức về chế độ ăn uống khoa học và hợp lý nhất trong 9 tháng 10 ngày mang thai.
Mẹ bầu có phải kiêng khem những loại thực phẩm nào không?
Khi mang thai, có một số loại thực phẩm bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ăn uống vì nó có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và chính thai nhi trong bụng.
- Pho mát trắng, pho mát vân xanh không nên được sử dụng với bà bầu vì trong chúng có chứa listeria – một loại vi khuẩn có thể gây tổn hại cho em bé.
- Pate sống hoặc tái chín đều không phải lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu. Loại thực phẩm này có thể chứa vi khuẩn gây hại cho thai nhi. Vì vậy khi bạn ăn thịt và trứng cần đảm bảo chúng đã được nấu chín.
- Thủy hải sản có chứa nồng độ thủy ngân cao như con hàu, sushi, cá mập, cá kiếm…
- Không nên ăn quá nhiều gan hoặc các sản phẩm từ gan như pate, xích xích gan bởi chúng có chứa một lượng lớn retinol của vitamin A. Bổ sung quá nhiều thực phẩm này có thể gây hại cho sự phát triển của bé.
- Cấm triệt để việc uống rượu và hút thuốc lá trong thời gian mang thai.
- Tốt hơn hết là không được bổ sung vào cơ thể quá 200 mg caffeine mỗi ngày. Nếu có thể bạn nên hạn chế tuyệt đối hoặc thay bằng các loại đồ uống khác có lợi cho cơ thể.
Có thể ăn kiêng khi mang thai?
Chế độ ăn kiêng trong thời gian mang thai có thể gây tổn hại cho bạn và sự phát triển của thai nhi. Một số chế độ ăn kiêng sẽ làm bạn không hấp thụ được đủ dưỡng chất cần thiết như sắt, axit folic, vitamin và nhiều khoáng chất quan trọng khác. Hãy nhớ rằng tăng cân hợp lý trong thời gian mang thai cũng là dấu hiệu báo thai kỳ của bạn khỏe mạnh bình thường.
Chính vì vậy, theo lời khuyên của các chuyên gia, bà bầu không nên ăn kiêng nếu bạn không quá nhiều cân. Với những mẹ bầu thừa cân, bạn nên có một chế độ ăn uống hợp lý, để tăng cân vừa phải. Trong trường hợp cần thiết phải tăng cân, chị em nên tham khảo trước ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Mức tăng cân tốt nhất trong thai kỳ?
Các chuyên gia tư vấn cho biết, phụ nữ mang thai tăng cân lý tưởng là khoảng 10–12kg. Bạn cũng cần phải có chế độ tăng cân phù hợp với từng thời kỳ cụ thể, chẳng hạn như: tăng cân ít (1kg) hoặc không tăng cân trong 3 tháng đầu, tăng 4–5kg trong 3 tháng tiếp theo và tăng 5–6kg trong 3 tháng cuối cùng.
Một nghiên cứu được công bố năm 2010 trên tạp chí Obstetrics & Gynecology cho thấy, phụ nữ mang thai tăng cân quá tiêu chuẩn quy định có nguy cơ bị bệnh tiểu đường lớn hơn 50% phụ nữ tăng cân bình thường.
Nên ăn bao nhiêu bữa trong ngày là đủ?
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, thai nhị nên ăn nhiều bữa trong ngày cho dù bạn có không đói. Ngoài 3 bữa chính, bà bầu cần ăn thêm 3 bữa phụ là giữa buổi sáng, chiều và ăn đêm. Nếu bạn đang ốm nghén thì các bữa ăn nhỏ trong ngày sẽ làm giảm bớt cảm giác nôn ói và giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Bà bầu nên quan tâm nhiều hơn đến thể trạng, ăn nhiều thực phẩm có ích cho cơ thể, bổ sung dinh dưỡng hợp lý, tinh thần thoải mái. Chế độ ăn của bà bầu phải đa dạng và đảm bảo nguyên tắc dinh dưỡng toàn diện, cân đối.
Với hơn 60 thành phần dinh dưỡng hàm chứa đủ 5 đại tố dinh dưỡng vừa đảm bảo thể trọng của người mẹ vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng cho thai nhi, tảo Spirulina là loại tảo có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn đối với sự phát triển của thai nhi và cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ đang bú mẹ.
Các sản phẩm tảo Spirulina
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Bổ Sung Vitamin và Khoáng Chất
Có thể click để mua ngay hoặc gọi 0925.500.600 hoặc (028) 3968 3680 để được tư vấn