Môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm chứa các hóa chất độc hại, thói quen hút thuốc lá, sử dụng bia rượu…được coi là những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư đầu cổ.
Theo thống kê cho biết trong những năm gần đây số người mắc và tử vong vì căn bệnh này ngày một cao. Bệnh không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tâm lý, chất lượng cuộc sống mà còn đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Chính vì vậy phòng bệnh luôn là nhu cầu cấp thiết của tất cả mọi người.
Sau đây là một số phương pháp phòng bệnh bạn có thể áp dụng nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư vùng đầu cổ.
1. Không hút thuốc.
Khói thuốc lá là một chất gây nghiện và gây độc cho cơ thể làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư. Các nhà khoa học cho biết trong thuốc lá chứa hàng trăm hóa chất gây độc cho tế bào như nicotin, asen, nito, photpho…khi hút thuốc vùng đầu cổ là nơi tiếp nhận đầu tiên và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của các hóa chất này. Theo thời gian những hóa chất này tích tụ, bám trên bề mặt niêm mạc họng, amidan, khoang miệng gây hiện tượng viêm nhiễm, hình thành khối u.
Để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến vùng đầu cổ cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nên nói không với thuốc lá. Những người thường xuyên phải tiếp xúc với khói thuốc cũng làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch cũng như một số bệnh ung thư khác. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên hạn chế tiếp xúc với khói thuốc.
2. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Một nguyên nhân gây ra hiện tượng viêm nhiễm vùng đầu cổ là do việc vệ sinh khoang miệng của mọi người chưa đúng cách. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như hạn chế nguy cơ mắc bệnh các chuyên gia của chúng tôi khuyên bạn nên về sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách chải răng 2 lần theo sự hướng dẫn của nha sỹ, xúc miệng sạch sau khi ăn bằng các nước xúc miệng chuyên dụng.
3. Chế độ ăn uống hợp lý.
Một chế độ ăn đảm bảo cân bằng dưỡng chất đáp ứng nhu cầu cho cơ thể không chỉ nâng cao sức đề kháng, duy trì năng lượng sống mà còn giúp đẩy lùi nguy cơ bệnh tật.
Một số nhóm thực phẩm bạn nên sử dụng thường xuyên như rau xanh ( rau bina, bông cải xanh, cần tây, rau ngót…), các sản phẩm chiết xuất từ đậu nành (sữa đậu nành, đậu phụ, đỗ tương, đậu đỏ…), các loại thịt đỏ (thịt dê, thịt bò…), cá, tôm, cua…Những thực phẩm trên không chỉ là nguồn cung cấp lượng omega-3 mà còn chứa hàm lượng vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
4. Khám sức khỏe định kỳ.
Với sự phát triển của y học hiện nay bệnh ung thư nếu được phát hiện và điều trị sớm khả năng khỏi bệnh là rất cao. Bệnh ung thư vùng đầu cổ giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng, để phát hiện sớm bệnh bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần. Những người cao tuổi, người có thói quen uống rượu bia và hút thuốc lá nên đi khám thường xuyên hơn.
Bệnh ung thư đầu cổ là một bệnh lý ác tính, tiên lượng bệnh xấu bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nguy cơ mắc bệnh nếu thực hiện tốt các phương pháp trên.
Mách nhỏ bạn đọc