Có thể nói lựa chọn những loại đồ ăn nào vừa ngon miệng lại tốt cho sức khỏe là thắc mắc của nhiều chị em. Dưới đây là danh sách những thực phẩm mà chị em nên thường xuyên dùng trong thời gian mang thai em bé!
>> Cách tăng cân cho người gầy
Sữa chua
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn thực phẩm dồi dào canxi (có tác dụng quan trọng trong việc phát triển xương và hàm răng chắc khỏe cho thai nhi) cũng như các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua giúp chống lại mệt mỏi cho mẹ bầu trong thời gian đeo “ba lô ngược”.
Sữa chua cũng là loại thực phẩm có tác dụng “đánh bay” táo bón. Tuy nhiên cũng do tác dụng nhuận tràng của sữa chua mà mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh những loại chua được chế biến một cách thủ công và quá hạn sử dụng.
Nho khô
Nho rất giàu kali và natri, phốt pho, canxi, kali, vitamin (nhất là vitamin C, B, PP) và sắt bởi vậy nó giúp đỡ cơ thể rất nhiều trong việc điều trị bệnh đau lưng, choáng đầu, thai động không yên, thận, rối loạn tuần hoàn, gan. Nho cũng kích hoạt đường tiêu hóa, có tác dụng như thuốc lợi tiểu và tác dụng nhuận tràng nhẹ, cải thiện tiêu hóa.
Trong thời gian mang thai, nếu ăn nho khô thì bà bầu có thể hạn chế được chứng táo bón, cao huyết áp, suy thận một cách đáng kể. Tuy nhiên những thai phụ thừa cân hoặc có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường không nên lạm dụng loại đồ ăn này bởi nho có hàm lượng đường cao.
Các loại hạt
Các loại hạt được đánh giá là loại “siêu thực phẩm” vừa thơm ngon vừa chứa rất nhiều đạm và các dưỡng chất khác, như hạt óc chó giúp thai phụ bổ sung vitamin E, phốt pho; hạnh nhân cung cấp thêm Omega 3, maggie; hạt dẻ dồi dào canxi, lân, kẽm; hạt bí giàu sắt, chất béo, calo….Bởi vậy chị em nên tích trữ các loại hạt ở nhà và văn phòng để tí tách mỗi khi cần thiết.
Hoa quả tươi
Theo các chuyên gia, hoa quả tươi có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên bổ sung khoảng 200 g hoa quả và cố gắng tránh những loại hoa quả có hàm lượng đường cao bởi chúng dễ khiến thai phụ tăng cân vù vù, lượng đường trong máu cao, dẫn tới đái tháo đường còn thai nhi dễ bị dị hình, thậm chí là chết lưu trong tử cung…. Chị em nên ghi danh những loại trái cây hữu cơ, giàu vitamin C (bưởi, cam, chanh, táo…), axit folic (mơ, đào…)… vào thực đơn hàng ngày của mình.
Nếu mua trái cây đóng hộp, chị em nên kiểm tra kỹ nhãn mác và hạn sử dụng. Hoa quả sấy khô cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho chị em mê ăn vặt, có thể chọn mơ khô, nam việt quất….
Phô mai
Phô mai là nguồn cung cấp protein và canxi hoàn hảo cho thai phụ. Vi khuẩn lactic trong phô mai giúp hỗ trợ hệ tiêu hoá hấp thụ các chất dinh dưỡng. Bởi vậy chị em có thể ăn phô mai kèm hoa quả tươi hay các loại hạt để tăng thêm sự ngon miệng. Lưu ý tránh các loại phô mai bị mốc, ngã màu, chưa tiệt trùng và để ý đến hạn sử dụng.
Ngũ cốc
Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa các loại vitamin cần thiết, khoáng chất, axit folic có tác dụng làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi . Bên cạnh đó, ngũ cốc rất giàu chất xơ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và hạn chế tối đa chứng táo bón. Ngoài ra, ăn ngũ cốc có thể giúp mẹ bầu chống lại các bệnh viêm nhiễm vòm miệng, viêm lưỡi, loét miệng…
Cà rốt
Cà rốt rất dồi dào vitamin A và chất xơ. Bổ sung cà rốt trong chế độ ăn hàng ngày giúp thai nhi sáng mắt. Chị em nên ăn kèm cà rốt tý hon cùng sữa chua hoặc làm salad cũng với súp lơ và rau bina.
Tảo mặt trời
Trong thai kỳ, nhu cầu về các vitamin, chất khoáng cần gấp 3 bình thường nhưng nhu cầu về năng lượng chỉ cần tăng 15%. Trong Tảo Mặt trời có đầy đủ dưỡng chất nhưng không có đường và chất béo. 6 viên tảo/ngày chỉ tương đương 10 calo. Do vậy, các bà bầu yên tâm không lo bị thừa cân quá hay bị mất dáng sau sinh.
Dùng tảo trong thai kỳ ( từ tháng thứ tư trở đi ), còn giúp bà bầu đẹp da, đẹp tóc. Hơn nữa, các hoạt chất trong tảo: Phycocyanin, Clorophyll,… còn giúp các vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa hoạt động. Do vậy, bà bầu không bị táo bón ( có đến 35% các bà bầu mắc bệnh này trong thai kỳ ).