Những người có người thân từng mắc bệnh ung thư rất sợ căn bệnh này, tuy nhiên họ lại ngại đi khám vì nghĩ rằng họ sẽ chết chắc nếu tìm ra ung thư
Nên nhớ ung thư không phải là bản án tử hình, ung thư là căn bệnh có thể chữa được nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm.
Ở nước ta mỗi năm có 150.000 người mắc ung thư mới. Trong số đó, 70% số người phát hiện muộn và tử vong. Không ít người cho rằng, ung thư là “số Trời khó tránh”, vì vậy họ chủ quan không đi thăm khám sức khỏe định kỳ, hoặc khi phát hiện bệnh thì từ chối điều trị do cho rằng phát hiện ra bệnh “rồi cũng sẽ chết”.
Một nguyên nhân khiến tỷ lệ người chết vì ung thư cao là do có triệu chứng mới đi khám. Mà đối với ung thư, khi triệu chứng xuất hiện thường là bệnh đã di căn, và điều trị vô cùng thách thức vì cần phác đồ điều trị kết hợp nhiều phương pháp mới có thể đem lại kết quả khả quan. Ngược lại, nếu phát hiện ra bệnh ở giai đoạn đầu, khả năng chữa khỏi là rất cao.
Với sự phát triển của khoa học và công nghệ, hiện nay ung thư có thể phát hiện sớm bằng các kỹ thuật hiện đại như xét nghiệm máu, chụp X-quang, chụp CT, vv… Thậm chí, đối với một số bệnh như ung thư cổ tử cung và ung thư đại trực tràng, việc tầm soát có thể phát hiện ra điều kiện tiền ung thư, điều trị dứt điểm 100%, ngăn ung thư có cơ hội hình thành. Tầm soát ung thư chính là chìa khóa để kiểm soát “đại dịch” ung thư.
Thay vì lo lắng ung thư có thể xảy đến với mình và người thân, hãy biến nỗi lo bằng hành động tầm soát ung thư định kỳ. Trên thế giới, tầm soát ung thư là một phần trong kế hoạch chăm sóc sức khỏe định kỳ của mỗi người dân. Nhờ nhận thức về tầm soát ung thư tăng mà tỷ lệ ung thư tử vong vì ung thư đang giảm. Tại Việt Nam, các chương trình tầm soát ung thư đã được thực hiện tại nhiều bệnh viện trong những năm gần đây. Nhờ tầm soát ung thư, nhiều người đã phát hiện ra bệnh sớm và có cơ hội chữa khỏi.
Ai nên tầm soát phát hiện sớm ung thư?
Theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu, độ tuổi khuyến khích tầm soát ung thư là từ 40 tuổi trở lên. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc ung thư ngày càng trẻ hóa, đặc biệt một số bệnh ung thư thường gặp ở độ tuổi trẻ hơn như ung thư vú, ung thư cổ tử cung… do vậy đối tượng nên tầm soát ung thư cũng mở rộng hơn:
- Nam, nữ trên 25 tuổi nên tham khảo một số chương trình tầm soát phát hiện sớm các bệnh ung thư thường gặp như ung thư vú, phổi, cổ tử cung, đại trực tràng, vv…
- Người trên 40 tuổi nên tầm soát ung thư với mức độ chuyên sâu hơn, có thể tầm soát ung thư toàn thân.
- Người có gia đình từng mắc ung thư, đặc biệt là từ 2 người trở lên, mắc cùng 1 loại ung thư, và dưới 50 tuổi nên tầm soát bệnh ung thư đó trước 10 năm so với độ tuổi mà người thân mắc bệnh. Ví dụ có cha, mẹ mắc ung thư ở độ tuổi 40, thì nên tầm soát từ khi 30 tuổi.
- Người có các nguy cơ mắc ung thư như: hút thuốc lá nhiều nên tầm soát ung thư phổi, người bị virus viêm gan B nên tầm soát ung thư gan, người bị viêm đại tràng, bệnh Crohn, hội chứng đa polyp tuyến nên tầm soát ung thư đại trực tràng,…
Để có lời khuyên tốt nhất, bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa ung bướu, trong quá trình khai thác tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.
Thông tin liên hệ
Công ty TNHH Gấu Trúc Đỏ
Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, Tp HCM
Hotline: 0925 500 600 – Ms. Hà hoặc (028) 3968 3680