Trầm cảm và nguy cơ bệnh tim mạch

Yếu tố tâm lý có ảnh hưởng lớn tới tim mạch, trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây các bệnh ở tim mạch như bệnh mạch vành, suy tim, tăng huyết áp…

Trầm cảm và tăng huyết áp. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng trầm cảm làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và nguy cơ có tương quan đáng kể với thời gian theo dõi. Nghiên cứu củng cố rằng trầm cảm có thể là một yếu tố nguy cơ độc lập của tăng huyết áp. Điều quan trọng là có đưa trầm cảm vào xem xét trong quá trình phòng chống và điều trị tăng huyết áp.

Những người mắc hoặc trầm cảm nặng hoặc lo lắng khi bắt đầu cuộc nghiên cứu tăng 2-3 lần mắc bệnh THA so với những người còn lại.

Mối quan hệ nhân quả giữa trầm cảm và THA vẫn còn nhiều tranh cãi. Trầm cảm và lo âu thường dẫn đến hút thuốc lá, uống rượu quá mức, và tăng cân, hành vi đó chắc chắn có thể thúc đẩy tăng huyết áp và bệnh tim.

Trầm cảm và bệnh mạch vành. Trầm cảm là một yếu tố nguy cơ trong các nguyên nhân của bệnh mạch vành. Trong các nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế trong việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa trầm cảm và bệnh mạch vành. Xơ vữa động mạch, các cơ chế sinh lý bệnh tiềm ẩn của bệnh mạch vành, đã hình thành từ nhiều năm trước khi xuất hiện các triệu chứng tim mạch. Vì vậy, xơ vữa động mạch có thể tạo điều kiện cho các triệu chứng trầm cảm hình thành, thậm chí trước khi các triệu chứng lâm sàng bệnh mạch vành xuất hiện.

Tỷ lệ hiện mắc trầm cảm sau nhồi máu cơ tim từ 3-3,5 lần cao hơn so với cộng đồng. Một phân tích gộp từ 22 nghiên cứu cho thấy trầm cảm sau nhồi máu cơ tim làm tăng nguy cơ biến cố tim mạch và tử vong do mọi nguyên nhân lên 2-2,6 lần so với nhóm không trầm cảm.

Tương tự như vậy nghiên cứu (ESCAPE) thực hiện trên 804 bệnh nhân sau hội chứng vành cấp cho thấy trầm cảm làm tăng gấp hai lần nguy cơ: tái nhồi máu cơ tim, can thiệp mạch vành cấp cứu, ngừng tim, tử vong do tim mạch sau hai năm theo dõi.

Trầm cảm và rối loạn nhịp tim. Mối quan hệ giữa các yếu tố hành vi và bệnh sinh rối loạn nhịp tim ở người đã được đề cập. Ba tình trạng thường gặp đóng góp cho sự xuất hiện của rối loạn nhịp tim: sự bất ổn định điện cơ tim, thường do bệnh động mạch vành; biến cố phát sinh cấp tính, thường liên quan đến căng thẳng thần kinh; và trạng thái tâm lý mạn tính, phổ biến và dữ dội, thường bao gồm cả trầm cảm và tuyệt vọng.

Hệ thống thần kinh tự động đóng một vai trò quan trọng trong sự xuất hiện của rối loạn nhịp tim và là cơ sở lý giải sự tác động của căng thẳng (stress) thần kinh và trầm cảm đến sự cân bằng thần kinh tự động tim.

Trầm cảm và suy tim. Có nhiều bằng chứng cho rằng tỷ lệ trầm cảm cao hơn 20% ở những bệnh nhân bị suy tim so với những người khỏe mạnh.

Tỷ lệ trầm cảm trên bệnh nhân suy tim theo nhiều nghiên cứu khoảng từ 35-38%. Số liệu thống kê cho thấy nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở bệnh nhân suy tim gấp 4-5 lần so với cộng đồng. Ở bệnh nhân suy tim, trầm cảm gắn liền với tình trạng sức khỏe kém, tần suất nhập viện cao, tỷ lệ tử vong cao.

Các nhà khoa học phát hiện tỷ lệ trầm cảm có mối tương quan mạnh với tình trạng tuổi, mức độ suy tim ở bệnh nhân nhập viện. Trầm cảm thường gặp ở những bệnh nhân trên 60 tuổi và suy tim nặng hơn. Bên cạnh đó người ta cũng thấy trầm cảm chiếm tỷ lệ cao ở những bệnh nhân suy tim cấy máy phá rung (ICD) so với nhóm bệnh nhân còn lại.

Bệnh nhân suy tim kèm trầm cảm tỷ lệ tử vong là 21%, so với 15% ở nhóm suy tim không kèm trầm cảm.

Thông tin bên lề

hat duoi uoi gia bao nhieu

Giá bán: 650.000 VND/ kg

Công ty Gấu Trúc Đỏ cung cấp hạt đười ươi bay, tức là loại hạt chín tự nhiên và rụng xuống đất được người dân địa phương thu nhặt mang về, do đó có chất lượng rất cao.

Thông tin liên hệ:

  • Công ty TNHH Gấu Trúc Đỏ
  • Địa chỉ: 428 Điện Biên Phủ, Phường 11, Quận 10, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 0925 500 600 – Ms. Hà hoặc (028) 3968 3680

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *