Hóa trị ung thư là phương pháp dùng thuốc, hay còn gọi là các hoá chất chống ung thư để trị bệnh. Phương pháp này thường được áp dụng để chữa các bệnh ung thư của hệ thống tạo huyết như bệnh bạch cầu, u lymphô ác tính hoặc ung thư đã lan tràn toàn thân mà phẫu thuật và tia xạ tỏ ra bất lực.
>> Thuốc điều trị bệnh ung thư
Hóa chất điều trị ung thư có thể được chia thành ba dạng chính như sau:
– Hoá chất có thể điều trị triệt để với các loại ung thư nhạy cảm với hoá chất như ung thư tế bào mầm của buồng trứng, ung thư tinh hoàn, ung thư nhau thai (Choriocarcinome) và một số ung thư nguyên bào ở trẻ em, ung thư hạch bạch huyết, . . .
– Hoá chất hỗ trợ phẫu thuật và tia xạ: được dùng ở một số trường hợp ung thư đă lan rộng như ung thư vú, ung thư buồng trứng và ung thư phổi.
– Hoá chất điều trị tạm thời: áp dụng với các trường hợp khối u đã lan tràn toàn thân nhưng ít nhiều có nhạy cảm với hoá chất, điều trị nhằm mục đích kéo dài cuộc sống hoặc giảm đau đớn tạm thời cho người bệnh.
Điều trị hoá chất không chỉ tốn kém mà thuốc còn có nhiều độc hại đối với sức khỏe người bệnh, có thể ví nó như một con dao hai lưỡi. Bởi vậy, bác sĩ điều trị cần phải nắm rõ mức độ nhạy cảm thuốc của tế bào ung thư, từng vị trí và giai đoạn bệnh, sức chịu đựng của từng bệnh nhân để chọn thuốc thích hợp và giảm độc hại tối thiểu đối với cơ thể.
Hóa trị liệu thường được kết hợp với phẫu thuật, xạ trị và điều trị sinh học, tuy nhiên cũng có khi được chỉ định riêng lẻ. Dựa vào những phương thức áp dụng hóa trị liệu này mà chia ra thành:
– Hóa trị liệu tân bổ trợ: có thể làm khối u nhỏ lại, giúp phẫu trị hay xạ trị dễ dàng hơn.
– Hóa trị liệu bổ trợ: giúp tiêu diệt hết các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu trị hay xạ trị.
– Hóa trị liệu giúp xạ trị hoặc các tác nhân sinh học đạt hiệu quả cao hơn.
– Hóa trị liệu giúp diệt các tế bào ung thư khi bệnh tái phát, lan tràn trong cơ thể (còn gọi là di căn).
– Hóa trị liều cao kết hợp với ghép tế bào gốc
Thuốc hóa chất trong hóa trị liệu được đưa vào cơ thể bằng các con đường :
– Truyền tĩnh mạch
– Tiêm bắp hay tiêm dưới da
– Uống thuốc
– Qua tủy sống
– Các khoang như màng phổi, màng bụng, bàng quang…
Mỗi bệnh nhân lại phải chịu đựng những tác dụng phụ khác nhau của hóa trị liệu, mức độ biểu hiện cũng khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc, liều lượng và cơ thể từng người. Thực tế đã tổng kết được một số tác dụng phụ hay gặp:
– Nôn và buồn nôn (rất thường hay xảy ra)
– Cảm giác mệt mỏi và chán ăn
– Các chứng rối loạn tiêu hóa như táo bón hoặc đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày
– Tê các đầu ngón tay, ngón chân
– Rụng tóc, xám da
– Chứng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
– Đôi khi sốt nhẹ
– Các chỉ số về xét nghiệm máu, chức năng gan, thận… thay đổi
Các tác dụng phụ trên thường chỉ kéo dài trong vài ngày điều trị, sau đó sẽ giảm dần và hết hẳn khi điều trị kết thúc.
Ngày nay, để tránh được các tác dụng phụ không mong muốn như trên, người bệnh có thể sử dụng thuốc Fucoidan để hỗ trợ phương pháp hóa trị liệu truyền thống. Thuốc có nguồn gốc tự nhiên, có chức năng tiêu diệt và ức chế các tế bào ung thư, kích thích miễn dịch, tăng cường sức đề kháng, giảm tác dụng phụ của quá trình hóa trị cho bệnh nhân. Rất nhiều trường hợp đã khỏi bệnh ung thư nhờ thuốc Fucoidan mà không phải chịu tác dụng phụ nào của thuốc.