Đứt tay, ngã, chảy máu luôn xảy ra xung quanh chúng ta ở bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Đây không phải là một vấn đề nghiêm trọng khi vết thương không quá sâu. Tuy nhiên, nếu không biết cầm máu hiệu quả và làm máu chảy không ngừng dễ dẫn đến tình trạng mất máu, gây choáng váng.
>> Tam thất bắc
Một loại lá vô cùng phổ biến trong việc cầm máu chính là cây nhọ nhồi. Loại cỏ này còn có tên gọi khác là hạn liên thảo, bạch hoa thảo hay cỏ mực. Cỏ nhọ nồi mọc hoang ở khắp nơi như ven đường, bờ ruộng, bờ ao, trong vườn. Thân cỏ nhọ nồi thẳng đứng, có lông cứng, hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành.
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đại tiện ra máu. Ngoài ra, những người bị rong kinh, chảy máu cam, trĩ ra máu, chảy máu vết thương thường dùng cỏ nhọ nồi để điều trị.
Cỏ nến
Giống như cái tên của nó, cỏ nến có hoa hình cây nến. Người ta có thể dùng cả thân và lá cây của cỏ nhọ nhồi để chữa bệnh cũng như cầm máu. Nhưng với cỏ nến, người ta chỉ dùng hoa để chữa bệnh và tác dụng phổ biến nhất là cầm máu.
Trong bài thuốc này, bạn cần 4 cao ban long, 2g cam thảo và 5g cỏ nến. Toàn bộ những vị thuốc trên được sắc cùng 600ml cho đến khi còn 200ml. Bạn nên uống 2-3 lần trong ngày.
Cỏ nến thường xuất hiện vào mùa hè khoảng tháng 4 đến tháng 6. Nếu gặp cây cỏ này, bạn cắt lấy phần trên của bông hoa (gọi là phần hoa đực) rồi đem về phơi khô. Sau đó, bạn tiếp tục giũ hoặc giã rồi rây qua rây, lấy phần phấn hoa, tiếp tục gũi và phơi lần nữa
Ngoài tác dụng là cầm máu, cỏ nến cũng chữa một số căn bệnh khác như tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, ho ra máu. Bạn nên sử dụng 5-8g cỏ nến một ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Rau ngổ
Cỏ nến và cây nhọ nhồi có vẻ xa lạ với người dân thành phố. Tuy nhiên, bạn có thể bắt gặp rau ngổở bất kỳ hàng rau nào ngoài chợ. Đây không phải là một loại cỏ mà thường được sử dụng như một loại rau gia vị trong món canh chua hoặc các món rau sống tổng hợp. Chúng mọc hoang và dễ trồng trong vườn nhà ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.
Để cầm máu, bạn chỉ cần rửa sạch rau ngổ, giã nát, đắp vào vết thương hoặc cố định bằng băng gạc như cỏ nhọ nhội. Ngoài tác dụng cầm máu, rau ngổ còn là mộ dược liệu để chữa thổ huyết, băng huyết và ăn uống không tiêu.
Tam thất bắc
Ngoài những dược liệu trên, tam thất bắc cũng là một loại thuốc giúp cầm máu rất tốt. Rễ củ tam thất bắc có tác dụng dược lý rất phong phú nhờ các thành phần như Acid amin, hợp chất có nhân Sterol, đường, và một vài chất quan trọng khác. Rễ tam thất thường có màu xám vàng nhạt kèm theo những lằn dọc, có vị đắng ngọt. Sử dụng loại rễ này có tác dụng bổ huyết, giảm đau, tiêu ứ huyết, lưu thong tuần hoàn máu, giảm lượng cholesterol trong máu, kích thích hệ miễn dịch được dung cho các tường hợp cao huyết áp, viêm động mạch vành, đái tháo đường, hay các trường hợp bệnh nhân ung thư như ung thư máu, ung thư phổi, ung thư tử cung, tiền liệt tuyến,…Nhưng tác dụng phổ biến nhất mà con người hay sử dụng đó là tác dụng cầm máu của tam thất.
Đối với mục đích sử dụng tam thất để cầm máu, giảm đau nhanh, mỗi ngày nên uống từ 10 – 20 g, chia làm 4 – 5 lần. Lưu ý rằng phụ nữ có thai không được dùng tam thất.