Rối loạn mỡ trong máu hay còn gọi là tăng mỡ trong máu hoặc tăng cholesterol máu là bệnh khá phổ biến hiện nay. Bệnh là mối lo ngại của nhiều người có tình trạng cân nặng dư thừa nhưng thực tế nhiều người gầy vẫn bị rối loạn mỡ trong máu. Rối loạn mỡ trong máu là nguy cơ chính của nhiều bệnh nguy hiểm như: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch…
Rối loạn mỡ trong máu là gì?
Rối loạn mỡ trong máu là bệnh lý có tăng thành phần mỡ gây tác hại và giảm thành phần mỡ bảo vệ cho cơ thể. Mỡ trong máu hiện diện dưới 2 dạng chính là cholesterol và triglycerid.
Thực tế cholesterol không phải là chất hoàn toàn gây hại cho cơ thể. Chúng ta không thể sống được nếu không có cholesterol. Cholesterol là thành phần cấu tạo chủ yếu của màng tế bào, sợi thần kinh và của nhiều nội tiết tố trong cơ thể. Ngoài ra, gan còn dùng cholesterol để sản xuất ra acid mật giúp ta tiêu hóa thức ăn.
Cholesterol có 2 nguồn gốc từ thức ăn hàng ngày trong thịt, mỡ, trứng… (chiếm 20% nhu cầu cholesterol trong cơ thể) và do gan tạo ra (chiếm đến 80%).
Nhiều nghiên cứu về rối loạn mỡ trong máu trên thế giới cho thấy khi cholesterol toàn phần tăng cao hơn 240mg% thì nguy cơ bị bệnh mạch vành tim tăng lên 2 – 3 lần. LDL-C tăng cao thì tăng nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Triglyceride tăng cao nhất là ở bệnh nhân bị tiểu đường thì nguy cơ xơ mỡ động mạch cũng cao hơn và HDL-C giảm thấp cũng tăng các nguy cơ tai biến về mạch máu và xơ mỡ động mạch.
Điều trị và phòng ngừa rối loạn mỡ máu
Để điều trị rối loạn mỡ trong máu, chúng ta có thể dùng 2 phương pháp điều trị không dùng thuốc và điều trị có dùng thuốc.
Điều trị không dùng thuốc
Kiểu điều trị này có tác dụng như phòng ngừa rối loạn mỡ trong máu, nếu thực hiện tốt có thể giảm được 15 – 20% cholesterol toàn phần. Điều trị không dùng thuốc gồm 3 phần cơ bản sau đây:
Ngừng hút thuốc lá, không uống quá nhiều rượu: Ngừng thuốc lá là việc làm cần thiết, quan trọng với bệnh nhân rối loạn mỡ trong máu, thuốc lá là yếu tố góp phần làm thúc đẩy quá trình xơ mỡ động mạch và làm tăng cholesterol gây hại LDL. Uống rượu quá nhiều dễ bị tăng triglyceride hơn.
Trong chế độ ăn uống, cần lưu ý 3 vấn đề: Nếu bị béo phì hay dư cân nặng, cần thiết phải giảm cân. Nên giảm ăn nhiều chất béo: gần như giới hạn ăn tất cả các loại chất béo như dầu, kem, mỡ, bơ… Chất béo ăn vào hàng ngày không quá 30% nhu cầu năng lượng của cơ thể.
Giảm ăn mỡ bão hòa: không nên ăn quá 1/3 mỡ bão hòa trong nhu cầu chất béo hàng ngày. Mỡ bão hòa có trong thành phần mỡ heo, bò, gà, bơ, phô-mai, crem, sôcôla, dầu dừa. Cũng cần lưu ý là shortening và margaring là những chất thường được sử dụng trong chế biến các loại kem làm bánh cũng làm tăng cholesterol trong máu.
Giảm cholesterol trong bữa ăn hàng ngày: không ăn quá 300mg cholesterol mỗi ngày. Tránh ăn các loại thức ăn có nhiều cholesterol như sữa toàn phần, crem, trứng, phủ tạng động vật như gan, lưỡi, thận…
Thường xuyên luyện tập thể thao: Ngoài việc kiêng cữ trong ăn uống thì việc tập thể dục thể thao sẽ góp phần tăng tác dụng của việc kiêng ăn. Bác sĩ điều trị sẽ đề nghị hình thức tập thể dục chơi thể thao phù hợp với sức khỏe của từng người. Tập thể dục thể thao nhịp nhàng dưới các hình thức: đi bộ, chạy bộ, đạp xe đạp… ở mức độ không gắng sức là phù hợp. Mỗi lần tập cố gắng đủ 30 – 45 phút, ít nhất tập thường xuyên 3 lần/1 tuần. Nếu bạn bị béo phì, dư cân nặng và không tập thể dục nhiều năm nay, nên quyết tâm luyện tập, lúc đầu tập ít, sau tăng dần, cố gắng tập đều đặn. Lúc đầu có thể thấy mệt, buồn ngủ vào buổi sáng sau tập nhưng bạn sẽ quen dần và thấy khỏe hơn. Duy trì và phát triển vận động: cố gắng xây dựng thời khóa biểu tập thể dục thể thao, coi đó như là một thú vui. Có thể xây dựng nhóm cùng tham gia chương trình tập thể dục thể thao.
Điều trị có dùng thuốc
Sau khi áp dụng chế độ điều trị không dùng thuốc trong 3 – 6 tháng mà vẫn không cải thiện được tình trạng rối loạn mỡ trong máu, đặc biệt là LDL-C còn cao thì bác sĩ sẽ cho dùng thêm thuốc hạ mỡ trong máu. Nên dùng dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ vì thuốc ngoài tác dụng hạ mỡ trong máu còn gây nhiều tác dụng phụ khác.
Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc hạ mỡ trong máu: nhóm fibrate, nhóm statin, nhóm resin, nhóm niacin. Mỗi nhóm có tác dụng hạ mỡ theo những cơ chế khác nhau. Việc lựa chọn sử dụng loại nào phù hợp trong điều trị cho bệnh nhân sẽ do thầy thuốc chuyên khoa quyết định.
Cần lưu ý là hầu hết các thuốc hạ lipid máu đều có tác dụng phụ nhất định cho cơ thể, cho nên bệnh nhân không nên tự dùng thuốc mà phải tuyệt đối tuân theo chỉ định và theo dõi của bác sĩ.
Bệnh nhân rối loạn mỡ máu nên thực hiện tốt việc điều trị không dùng thuốc. Việc dùng thuốc phải dưới sự kiểm soát của bác sĩ vì các thuốc hầu hết đều có hại cho gan và gây nhiều tác dụng phụ khác. Điều quan trọng khác là hầu hết các thuốc này khá đắt tiền và thời gian điều trị có thể kéo dài trong nhiều năm. Thông thường, sau khi điều trị ít nhất 3 tháng mới thấy được kết quả.
Rối loạn mỡ trong máu là bệnh không gây tác hại tức thời nhưng tác hại về lâu về dài của bệnh thì rất nguy hiểm và hầu như không điều trị được, vì thế, việc phòng ngừa và phát hiện sớm là rất quan trọng.
Mách nhỏ bạn đọc:
Tảo Mặt trời giúp giảm máu nhiễm mỡ, giảm cholesterrol trong máu
Ngoài tác dụng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho người bệnh máu nhiễm mỡ trong thời kỳ ăn kiêng thiếu chất (đạm, các chất khoáng, vitamin A, B,D,E…), Tảo Mặt trời còn giúp cơ thể được thanh lọc giải độc, giảm lượng mỡ trong máu.
Cơ thể của người bị máu nhiễm mỡ sẽ được bổ sung các chất chống oxi hóa tự nhiên như phycocyanin, betacaroten, hay chlorophyl…khi sử dụng sản phẩm hỗ trợ cho bệnh nhân máu nhiễm mỡ với Tảo Mặt Trời hàng ngày. Ngoài ra việc sử dụng tảo mặt trời hàng ngày còn giúp tăng cường khả năng giải độc của gan, giúp chuyển hóa nhanh chất béo, giảm cholesteron trong máu. Với những người thường xuyên phải uống rượu bia (những người có nguy cơ cao bị bệnh máu nhiễm mỡ) cũng nên sử dụng Tảo Mặt Trời chống béo phì và hạn chế tỷ lệ mắc bệnh máu nhiễm mỡ.