Quả mướp đắng hay còn gọi là trái khổ qua rừng là một vị thuốc quý trong dân gian.
Tác dụng:
Theo Đông y, mướp đắng (trái khổ qua rừng) tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng (trái khổ qua rừng) có tác dụng hỗ trợ diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào K; hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân K đang chữa bằng tia xạ.
Ngoài ra, mướp đắng (trái khổ qua rừng) còn có các tác dụng dược lý sau:
– Chống các gốc tự do – nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường…
– Tăng ôxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
– Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
Ở dạng nước sắc, quả mướp đắng có tác dụng chữa ho, mụn trứng cá và rôm sảy.
– Ngăn ngừa K nhờ giảm mỡ máu và ổn định đường huyết.
– Kích thích chức năng tiêu hóa: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị. Chất Alkaloid trong mướp có công dụng lợi tiểu, giúp lưu thông máu tốt, chống viêm, hạ sốt và tăng cường sức khỏe thị lực.
Đối tượng sử dụng:
– Bệnh nhân tiểu đường, mỡ máu.
– Người mệt mỏi, ăn uống kém.
– Phụ nữ muốn giảm cân, giảm mụn trứng cá.
Cách dùng:
– Cho mướp đắng vào cốc thủy tinh hoặc ấm pha trà.
– Đổ nước đun sôi vào. Sau khoảng 10-15 phút là có thể dùng được.
– Có thể hãm trà nhiều lần trong ngày, hoặc buổi sáng hãm trà ra 1 ấm lớn đủ lượng dùng cho cả ngày.
Chú ý: Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
∗ Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.