Tính vị, tác dụng:
Cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, hơi có độc, hỗ trợ tán phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn, bảo vệ tế bào gan, giải độc gan, hạ men gan, tái tạo tế bào gan, tăng cường chức năng gan, tốt cho người bệnh viêm gan, suy gan do dượu bia, chức năng gan kém.
Cà Gai Leo (Tên khoa học: Solanum hainanense Hance Solanaceae). Còn có tên khác là Cà gai dây, cà vạnh, cà quýnh, cà lù, gai cườm
Bộ phận dùng của Cà Gai Leo:
Rễ, cành lá và cả quả, thu hái quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi hay sấy khô. Có khi dùng tươi.
Công dụng của Cà Gai Leo:
Theo kinh nghiệm của dân gian Cà gai leo dùng hỗ trợ ngộ độc rượu, bảo vệ tế bào gan .
*Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng
Cách sử dụng Cà Gai Leo:
Rễ, thân, lá, phơi khô sắc uống hoặc đun uống thay nước hàng ngày, ngày dùng 100g.
Bài thuốc dân gian từ cây cà gai leo
– Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống tế bào gây K: Cà gai leo (thân, rễ, lá) 30 g, cây dừa cạn 10 g, cây chó đẻ răng cưa (diệp hạ châu) 10 g. Tất cả sao vàng, sắc uống mỗi ngày 1 thang.
– Hỗ trợ điều trị tê thấp, đau lưng, nhức mỏi: Cà gai leo 10 g, dây gấm 10 g, thổ phục linh 10 g, kê huyết đằng 10 g, lá lốt 10 g. Sao vàng, sắc uống ngày 1 thang. Liên tục từ 10 – 30 thang.
– Hỗ trợ giải rượu: Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo hỗ trợ ngộ độc rượu , 100 g cà gai leo khô sắc với 400 ml nước còn 150 ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Hoặc 50 g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước.
– Hỗ trợ điều trị các bệnh về gan (viêm gan B, xơ gan…): Dùng 35 g rễ hoặc thân lá cà gai leo, sắc với 1 lít nước, còn 300 ml chia uống 3 lần trong ngày, giúp hạ men gan, giải độc gan.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.