Diệp quế chi hay còn gọi là cây quế, là một loại đặc sản của vùng nhiệt đới, nhờ công dụng đa dạng của nó mà hiện nay cây quế được xếp vào loại cây cho giá trị xuất khẩu rất cao ở nước ta.
Sơ lược về quế chi:
+ Tên gọi khác : nhục quế, quế bì, quế đơn…
+ Tên khoa học : Cinnamomum casia Nees & Eberth.
+ Đặc điểm hình thái :
Là một dạng cây gỗ, cao có khi lên đến 20m, lúc nhỏ thân cây có màu xanh, nhẵn; khi lớn thân cây sần sùi màu nâu; cây có những cành con; lá mọc so le nhau, màu xanh nhẵn , có những gân chạy dọc theo; hoa mọc ở kẽ lá ở đầu cành, thành từng cụm dạng chùy, màu trắng; quả hạch hình trái xoan, khi chín màu đen.
+ Đặc điểm phân bố và sinh thái :
Cây mọc chủ yếu ở những vùng rừng nhiệt đới, khi còn non cây cần được che bóng, về già thì cần nhiều ánh sáng hơn. Quế chi có rất nhiều chi khác nhau, mọc ở các nước châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam, Myanma, Lào…
Thành phần hóa học :
Tinh dầu chứa methyleugennol, salicyaldehyd, eugenol, aldehyd cinnamic… ngoài ra còn chứa các chất đường, calci oxalat, chất nhựa.
Công dụng – tác dụng dược lý :
+ Dùng làm gia vị cho các món ăn hằng ngày, dùng làm bánh kem, các món ăn vặt..
+Theo Đông y hỗ trợ điều trị các bệnh như : đau bụng, bế kinh, ho hen, đau lưng mỏi gối, tiểu tiện khó khăn, tiêu hóa kém, cấp cứu do hàn…
+ Theo Tây y : hỗ trợ điều trị các bệnh tiêu hóa, bài tiết, tăng khả năng tuần hoàn hô hấp, tăng nhu động ruột…
Một số bài thuốc kết hợp:
+ Phụ nữa đau bụng do hư hàm : quế chi tán bột, dùng một ần 3g với nước ấm.
+ Hỗ trợ điều trị đau vùng tim, phiền não : bột quế chi 10g, 100ml rượu sắc còn 50ml, uống khi còn ấm.
+ Đau bụng sau khi đẻ : 1-2g bột quế uống với nước ấm, 3 lần 1 ngày.
+ Hỗ trợ điều trị viêm khớp : quế chi 4g, thục địa 40g, ma hoàng 2g, lộc giác giáo 12g, bạch giới 8g, sinh cam thảo 4g, gừng nướng 2g,. Tất cả đem sắc thuốc uống.
∗ Tác dụng có thể khác nhau tùy cơ địa của người dùng.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.